[Review – Trinh thám, Tâm lý] Thánh giá rỗng – Hirashino Keigo (2016)

Mình thích đọc truyện trinh thám, và thích tác phẩm nước ngoài hơn tác phẩm trong nước. Không phải trong nước mình không có tác phẩm hay, chắc mình chưa tìm được thôi :). Tác giả Hirashino Keigo là người đã viết Phía sau nghi can . Với Thánh giá rỗng, câu chuyện không chỉ đơn thuần là tìm ra sự thật, và hung thủ phải đền tội, mà là sau đó thì thế nào?

Như chúng ta ai cũng biết là trên phim, trên tiểu thuyết đều dẫn đến cảnh cuối cùng, hung thủ bị bắt, bị tù hoặc tử hình. Vậy còn cuộc sống của gia đình nạn nhân sẽ ra sao sau đó? Bi kịch dẫn đến bi kịch hay một tương lai tươi sáng hơn? Hirashino đi sâu khai thác vào tâm lý gia đình nạn nhân. Chúng ta chỉ quan tâm khi có vụ án, có xét xử, nếu đúng ý mình rồi thì thôi, ai cũng đều nghĩ vậy là ổn cho gia đình nạn nhân rồi.

[Spoiler] Trên tòa không ai để ý đến cảm nhận của gia đình nạn nhân, mà chỉ tập trung vào bằng chứng. Hung thủ bị tù thì sao? Hắn vẫn nhởn nhơ sống đấy thôi, còn người thân bị giết hại đã không còn có thế sống lại được. Nếu tử hình thì thế nào? Ai cũng mong muốn kẻ thủ ác phải đền tội, nhưng khi đạt được mục tiêu đó rồi thì gia đình của Nakamura và Sayoko cũng không còn yên ổn như xưa, họ không thể nhìn thẳng vào mắt nhau và cảm thấy nhìn, hay nói chuyện với nhau đều là áp lực. Còn hung thủ có thật sự hối lỗi? Nếu hắn hối lỗi thì không thể tái phạm tội khi vừa được thả ra như vậy. Hắn chỉ buông một câu “Tử hình cũng tốt, không cần phải sống nữa, mệt mỏi quá rồi.” Con người trước sau gì cũng chết, chỉ là có người chọn ngày cho hắn mà thôi. Hắn thật sự không hối cải. Pháp luật chỉ là một thánh giá rỗng. Tử hình chỉ là một hành động vô nghĩa.

Thật sự cũng có tình tiết bất ngờ trong câu chuyện, một kết thúc không có câu trả lời nhưng mình cảm thấy “đủ.” Tác giả đưa vào rất nhiều tình tiết “giá như.” Giá như chúng ta không làm điều đấy. Giá như tôi không nói ra với cô ấy. Giá như… Quan trọng hơn hết, tác giả cũng đưa ra tâm lý của tội phạm. Tại sao tội phạm lại giết người? Chỉ đơn giản là giết người cướp của? Có những người họ “máu lạnh” thật sự, họ không cần bất cứ lý do gì, cũng không cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ, có lẽ trong họ cũng có một ý muốn giết người khác.

Câu chuyện đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “con người khác con vật ở điểm nào,” có lẽ là lương tâm. Tự lương tâm dằn vặt họ, cắn xé họ, tạo nên mâu thuẩn trong họ. Nội dung u ám như góc tối trong MV Bartender của Ngọt Band:

Một câu chuyện cũng chưa quá cũ là bố mẹ bé Nhật Linh kêu gọi chữ kí để tử hình hung thủ giết hại con gái mình. Mình theo dõi nhưng thật sự không tin tưởng lắm vào pháp luật tại Nhật sau câu chuyện này. Và rồi sau đó thì cuộc sống của họ sẽ thế nào? :(.

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.