Câu chuyện chưa có tựa…

Ngày cấp II (middle school), tôi – một con bé ngổ ngáo, luôn chỉ biết có học và chơi, bạn bè nhận xét tôi “quậy nhưng chịu học”, càng nể hơn vì luôn nằm đầu TOP của lớp. Mọi việc cứ thế tiếp diễn cho đến khi BẠN chuyển về trường.
Dạo đó, bạn bè của tôi rất nhiều nhưng tôi lại có rất ít bạn thân, tính cách bên ngoài có vẻ mạnh mẽ, hòa đồng nhưng bản chất bên trong lại có vẻ yếu đuối, ẩn mình. Ngày ấy, BẠN cùng lớp tôi, lại ngồi gần tôi, và BẠN cũng là người bạn khác phái đầu tiên làm cho tôi khó xử. Tôi thật không hiểu, khi những tên bạn khác phái chọc tôi, tôi có thể chọc lại hoặc tỉnh bơ như không. Nhưng đối với BẠN, luôn làm tôi phải tức tối suy nghĩ tìm cách trả đũa >_<.

Cho đến một ngày, BẠN bảo tôi về đọc email. Tôi lại cố ý làm trái và cả tháng sau mới online. Bất ngờ! Shock! BẠN thổ lộ rằng BẠN MẾN TÔI.
Khi đó tôi cũng nhận ra BẠN đặc biệt hợn trong tôi từ lúc nào, nhưng bản tính nhút nhát đã ngăn tôi. “Chúng mình còn nhỏ, lo học thui, mình chỉ xem cậu như BẠN…” Tôi viết cả một email dài thòng để trả lời BẠN.

Hôm sau, nghĩ đến chuyện đối mặt với BẠN, tôi cảm thấy bối rối. BẠN cũng thấy được điều đó, và hỏi tôi: “Mài đọc email chưa?”

“Ah, uh, đọc rồi” – cố gắng lảng tránh ánh mắt của BẠN.

Bỗng nhiên, “HAHAHAHAHAAAA…. Viết gì muh dài thế. Về coi lại ngày đi pà :p”

Mở to mắt ra nhìn BẠN, không thốt nên lời T_T. Đó chỉ là TRÒ ĐÙA ngày Cá tháng tư (April Fool). Tôi shock, tôi cảm thấy đau, và tôi GIẬN BẠN. Tôi không hiểu tại sao bản thân mình lại tức giận đến như vậy. Và tôi nhận ra: Mình THIK BẠN >_<!

Nhỏ bạn thân tôi cũng chuyển trường đi vào năm ấy, tôi như không còn một cái “phao” nào để bám víu, không ai đủ tin tưởng để tôi mở lòng ra tâm sự. Và tôi GIẬN BẠN thật lâu!

Lớp 9, không còn chung lớp, tôi lại được chọn làm cán bộ lớp (Lớp phó học tập – Vice president). Công việc giúp tôi hòa đồng hơn với bạn bè. Tính cách tôi “trầm” hẳn, bớt ngổ ngáo hơn xưa. Và BẠN trong tôi, không còn đặc biệt như xưa. Ngưỡng mộ, rồi ngộ nhận, có lẽ vậy!

Vào cấp III (Highschool), BẠN và tôi lại chung trường! Ngày đầu năm, tôi thấy sự ngạc nhiên trong mắt BẠN khi nhìn tôi khép nép trong bộ áo dài lần đầu tiên mặc trong đời. BẠN lại chọc tôi, tôi đỏ mặt quay đi, BẠN ngạc nhiên, bối rối.

Rồi thời gian trôi, tôi quen dần với việc mặc áo dài, mỗi ngày, lại nhí nhảnh vui đùa với bạn bè. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp BẠN, vẫn nói đùa như xưa, vì chúng ta là bạn!

Cuối năm đó, “biến cố” xảy ra, BẠN…. ở lại lớp! BẠN tránh gặp mặt mọi người, thu mình. Tôi cảm giác mình là người có lỗi. Sao tôi không quan tâm đến BẠN đủ nhiều để nhận ra BẠN cần giúp đỡ.

Tự trách bản thân mình, tôi viết một ecard chúc mừng sinh nhật BẠN (July 1 – summer), gửi vào email cũ và mong đợi một sự hồi âm. Vài ngày sau, BẠN reply cảm ơn! Tôi vui lắm, và viết cho bạn những lá email, mong kéo BẠN ra khỏi “vỏ ốc”. Và BẠN đã thực sự mở lòng ra với tôi.

Tôi và BẠN cùng làm việc part-time trong dịp hè, đây có lẽ cũng là thời gian tôi và BẠN gắn bó nhất. BẠN tâm sự với tôi rằng: gia đình bắt BẠN sang Pháp. Như tiếng sét ngang tai, tôi không biết nói gì. Ngày gọi BẠN đi, BẠN trốn ra Vũng Tàu 2 ngày. BẠN kể tôi nghe, tôi không biết nên vui hay nên buồn.

Rồi BẠN ngỏ lời với tôi. Mỉm cười, tôi đồng ý. Những ngày đi học bằng bus, buổi chiều BẠN hay đón tôi về. BẠN dắt tôi đi ăn mừng, chỉ vì tôi nhận được kết quả thi nghề Tin học loại Giỏi (tôi mời nhưng BẠN lại dành trả tiền). BẠN luôn mỉm cười mỗi khi tôi tíu tít kể chuyện >.<. BẠN luôn là người đưa lưng ra cho tôi trút giận mỗi khi có chuyện bực mình. BẠN luôn là người tiễn tôi về tận nhà mỗi ngày mặc dù nhà tôi cách nhà BẠN 2 cây số (2km = 3 miles by bike) và chúng tôi đi xe đạp.

BẠN là người đầu tiên nắm tay tôi trên suốt đường về trong cơn mưa phùn lất phất sau buổi tiệc sinh nhật của thằng bạn thân. BẠN là người đầu tiên rủ tôi đi chụp hình sticker Hàn Quốc (đang hot thời điểm đó, photobooth). BẠN là người đầu tiên làm tôi mỉm cười vì những điều ngốc xít và những món quà BẠN tặng chẳng nhân dịp gì. BẠN là người đầu tiên làm tôi cảm thấy mình ĐẶC BIỆT!

Rồi tôi tâm sự với BẠN, gia đình tôi sẽ sang Mỹ định cư, nhưng thật sự tôi chẳng muốn đi với rất nhiều lý do làm tôi e ngại. BẠN chỉ im lặng. Và sau đó, BẠN trở nên lạnh nhạt, xa lánh tôi. Tôi hoang mang, BẠN lại càng lẫn tránh. Tôi thật sự rất buồn nhưng quyết định tôi không níu kéo BẠN nữa. Tôi chia tay!

Tôi và BẠN cùng ĐAU. Nhưng tôi bắt đầu lên 12 (12th grade), tôi không cho phép mình gục ngã. Lao đầu vào học, bạn bè, part-time, tôi muốn QUÊN BẠN đi. Và lúc ấy, tôi lại biết được lý do BẠN xa lánh tôi: BẠN muốn tôi quyết định đi Mỹ, BẠN không muốn là vật cản cho tương lai của tôi.

Thật đau! Tôi đã khóc, khóc rất nhiều, và tôi chạy đến bên BẠN, chỉ để nói: “Mày là đồ tồi! Chúng ta không còn là bạn của nhau nữa!”

Từ đó, tôi và BẠN như hai người xa lạ! Thời gian trôi, nỗi đau trong tôi cũng dần tan, chỉ còn lại nỗi hối hận. Rồi tôi đè chặt lòng tự ái, gặp BẠN và nói “Xin lỗi, tụi mình làm bạn như xưa ha?”

BẠN mỉm cười: “Tui đâu có giận dai như ai kia!”

Lòng thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Chúng tôi đã có thể cười mỗi khi gặp nhau thay vì ngoảnh mặt làm ngơ. Và điều gì đến cũng đã đến, BẠN quay về bên tôi. Thế nhưng chỉ được vài tuần, BẠN bảo không chịu được bản chất con nít của tôi, cứ hay giận BẠN vu vơ. Và BẠN nói rằng: ” Goodbye my luv! Chúng ta chỉ làm bạn thôi! Tình bạn luôn đẹp hơn tình iu mà!”

Tôi đã khóc rất nhiều, rất nhiều vì đây là lý do mà tôi không thể phản bác. Tôi nghĩ mình không thể níu kéo được BẠN nữa. Lau khô nước mắt và “Ukie”

Thỉnh thoảng, tôi vẫn hay nhìn thấy BẠN trên đường, tôi vờ như không thấy, để rồi khi xa BẠN, tôi nhẹ mỉm cười….

Và BẠN ơi, tôi NHỚ BẠN….

Bonus: Đây là phần thư của BẠN gửi cho tôi trong nhật ký của tôi. Từ lúc quen BẠN, tôi có thói quen viết Nhật ký để lưu lại những kỷ niệm, hoặc chỉ là nơi giải tỏa cảm xúc không biết kể cùng ai. Ngạc nhiên thay, đa số trong đó đều liên quan đến BẠN. Nên tôi lưỡng lự có nên đưa Nhật ký này để BẠN hiểu rõ BẠN quan trọng thế nào với tôi hay không. Kể với thằng bạn thân, nó thách thức tôi đưa cho BẠN. Thà không thách, nhưng bị thách nên tôi làm thật. Và đây là phần BẠN viết trả lời cho những tình cảm của tôi lúc đó.

Đây là trang người bạn trai của bạn dành cho bạn. Hãy giữ và luôn nhớ!

Từ lúc quen L đến giờ, T luôn không hiểu tại sao mình lại luôn lo lắng và suy nghĩ trước khi làm bất kỳ việc gì! Lúc “chia tay” (bức thư L đưa T – [thư chửi tới tấp: “Mày nghĩ mày là ai? Lỗ rốn của vũ trụ chắc? Mày nghĩ vì mày mà tao ở lại sao?”] )

Không cần đọc T cũng biết L giận T nhưng đành chịu vì mong sau này L sẽ hiểu nên T không hề giận L. Sau lúc đó, T rất buồn nhưng thui mong lòng mình “vui”, nên cố gạt L qua một góc.

Bây giờ đọc cuốn Nhật ký này, giúp T hiểu hơn về L. Nhưng L ah, đọc mấy lần roài, và cũng suy nghĩ rất kỹ. T đã có quyết định, vì T không học giỏi, nhà lại nghèo, nên bây giờ chỉ lo học mong sau này má mình không phải vất vả vì mình nữa. Còn L thì quá giỏi, dễ thương, chắc là sẽ có người “xứng đáng hơn T”. T không thể để chính mình trở thành “vật cản” hay “gánh nặng” của bất kỳ ai.

Bạn hãy luôn nghĩ đến những kỉ niệm đẹp của tình yêu và hãy cho qua những nỗi buồn vì không ai có thể sống hoài với quá khứ, mà hãy để đó là những kỉ niệm. Vì bạn luôn có “một người luôn nghĩ và lo cho bạn.”

T. (ký tên)

Chúc “bạn” sống vui và đạt được mong ước. Những lúc vui thì hãy bỏ T qua một bên, còn lúc buồn hãy nhớ T luôn sẵn lòng nghe và san sẻ cùng “bạn.”

Tuy viết những dòng này rất buồn nhưng T không có quyền bắt một người chờ đợi mình, mong L hãy hiểu và coi T như người trên chữ “thân” và dưới chữ “bồ”! TT_TT

Giờ tính sao? What can I do about it?

Xin chào mọi người, đã lâu quá mình hông có viết bài gì mới, nhưng lâu lâu mình vẫn nhận được đăng ký và comment của các bạn <3. Xin cảm ơn các bạn vẫn ghé blog “tùm lum” của mình và đọc các tâm sự của mình.

Nhân hôm nay đọc bài blog mới của Chi Nguyễn “Rồi sao? What can you do about it? Làm mình nhớ lại khoảng thời gian mình còn sống ở Việt Nam. Mỗi người mỗi cảnh, lúc đó cả gia đình đợi chờ giấy tờ bảo lãnh sang Mỹ và không biết lúc nào thì được gọi, có được gọi hay không, hay đang học đang làm dở dang thì lại phải bỏ hết để đi sang Mỹ. Trong cái tâm lý đó, mình lúc nào cũng bị dằn xé giữa cuộc sống của đi hay ở, nếu đi thì cần gì phải cố gắng đi học, đi làm ở Việt Nam làm gì nữa. Một phần ba mẹ cũng chẳng ép coi mình muốn học gì, làm gì cho tương lai, nên mình làm những gì mình thích, không quan trọng tiền bạc, cũng không quan tâm công việc đó sẽ đưa mình đến đâu. Mọi kế hoạch đều là “cái gì đến sẽ đến” hay làm cho vui. Mình rớt tốt nghiệp ở ĐH Ngoại Thương lần 1, và thi lại lần 2 thì vừa đủ điểm pass. Cho dù có bằng ĐH, mình cũng chẳng làm những ngành nghề liên quan như các bạn cùng thời, mình đi làm marketing và front desk của studio Soham Yoga. Don’t get me wrong. Thời gian làm việc ở Soham tuy là một tiệm nhỏ, nhưng mình học được rất nhiều từ hai anh chị chủ có tâm, khởi nghiệp. Mình cũng được phép thử các thứ linh tinh mình thích như làm website, bán hàng, customer service, học yoga miễn phí, hehe.

Sau đó, bạn trai mình lúc đó (chồng mình hiện tại) cũng suốt ngày làm công tác tư tưởng cho mình. Cho dù tương lai không xác định, lại nằm trong tay người khác đi nữa, mình cũng có QUYỀN tự quyết định cho cuộc sống mình muốn. Hãy cứ bước một bước, dấn thân vào làm các công việc thử thách, dù gì mình cũng sẽ học được một cái gì đó mới. Không thì làm việc kiếm tiền, để đi chơi, du lịch hay để dành cho tương lai. Nên từ lúc đó, mình thay đổi suy nghĩ, và vào làm tại Bosch. Công việc ở Bosch thì chán. Công ty càng lớn, công việc mình được làm lại càng nhỏ xíu đi. Một phần mình cũng chẳng muốn chứng tỏ bản thân, cố gắng nhiều mà chẳng được công nhận, rồi còn bị ganh ghét nơi công sở bởi các bánh bèo vì mình chơi với toàn con trai :)). Ủa?! Và chuyện gì đến cũng đến, mình xin nghỉ việc vì cảm thấy chán nản, không phát triển được bản thân theo cách mình muốn, cũng không được làm những việc mình thích. Mình nghỉ việc trước khi gia đình có tin phỏng vấn visa nữa. Nên sau đó lại những chuỗi ngày cầm hồ sơ đi phỏng vấn, cả tháng trời và đùng một cái thì lịch visa tới. Và mọi thứ thay đổi nhanh chóng trong vòng 1 tháng, cả gia đình mình sang Mỹ định cư.

Từ khi sang Mỹ, thì mình cảm thấy mình trưởng thành một cách nhanh chóng, cả trong suy nghĩ và hành động. Mình quyết định từ bỏ hết tất cả và làm lại từ đầu. Mình không cảm thấy ngại và đi làm cả những công việc lao động được cho là thấp nhất: làm nails (có khi cả ngày chỉ ăn 1 ổ bánh mì, không dám uống nước vì sợ không có giờ đi è, vừa làm vừa nghĩ chuyện để nói chuyện với khách, mà mình thì introvert nên rất rất khó khăn), phục vụ nhà hàng (chạy suốt 5~8 tiếng mỗi ngày, chịu complain cả hai phía khách và bếp, học thuộc menu, nguyên liệu trong món ăn, cách làm nước uống, vv… Mà mình thì thích món gì làm nhà hàng đó nên đổi tiệm khoảng 1-2 tháng/ lần haha: Việt, Thái, Nhật, Hàn) công nhân Amazon (haiz, công việc rất cực đi đứng liên tục suốt 10h/ ngày, khiêng vác đồ nặng, ăn trưa chỉ có 20′ và mình luyện được tuyệt chiêu ăn nhanh trong 10′, chủ thì keo, nhưng vì benefit rất tốt nên cũng ráng làm).

Trong khoảng thời gian đó, mình vẫn đi học, vì mục tiêu mình đặt ra là đi học lại nên những công việc trên mình chỉ xem là công cụ kiếm tiền giúp mình đạt mục đích. Một năm đầu tranh thủ tự học tiếng Anh để đi thi compass test (bài thi đầu vào tiếng Anh về Toán và Văn, đánh giá lớp English và Math mình được vào). Hai năm sau đó, mình lấy được bằng AA (tương đương Cao đẳng), và xin chuyển lên học tiếp lên BA (tương đương Đại học). Hai năm sau đó với chương trình Bilingual teaching program của Highline kết hợp với trường Western Washington University, mình đã đạt được ước mơ làm giáo viên với thời gian ngắn hơn chương trình bình thường 1 năm (chương trình bình thường phải học 2 năm, và đi thực tập 1 năm sau đó mới được cấp bằng dạy). Nói ra thì thấy đơn giản, chỉ đi học và đi làm thôi mà, có gì đâu mà than đúng hông. Ở ngoài nhìn vào thì đơn giản, nhưng mỗi ngày mình đều phải làm 8 tiếng, đi học buổi tối 3 tiếng, về nhà phải plan cho các nhóm và bài giảng ngày hôm sau, nên thời gian đó mình chỉ ngủ có 5-6 tiếng mỗi ngày. Ồ, còn thứ bảy thì đi học cả ngày. Còn ngày chủ nhật thì ngồi plan và làm bài tập của lớp. Hai năm trôi qua một cái vèo, có bằng BA nhưng vẫn phải thi những 4-5 cái test của Bang mới được chính thức đứng lớp dạy. Và tất cả những việc đó không thể đạt được nếu như mình không quyết tâm thực hiện. Nên mình cảm thấy tự hào nhiều khi vượt qua được mấy cái đó và vẫn còn sống, vẫn là con người, haha =))).

Hiii, rồi giờ kể chuyện năm nay. Đại dịch đến một cái đùng, vì mình cũng quen chuyện bất ngờ rồi, nên nghĩ chuyện sẽ làm gì tiếp theo “What can I do about it?” Năm nay mình gặp thêm những thử thách mới, khó khăn mới. Mình được dạy trường cấp 2 (khác hoàn toàn với cấp 1 mình thực tập). Dạy môn Xã hội học (là lịch sử, địa lý, các môn mình dở nhất khi đi học ở VN) và Văn (hic, môn này mình vừa dở vừa không thích, ngay cả các bài essay tiếng Anh điểm cũng không cao, đủ pass T_T). Ok!

“Ông trời chỉ cho chúng ta thử thách để ta có thể vượt qua”

Jin (Japansese TV Series).

Mình đặt mục tiêu là xây dựng cộng đồng lớp, xây dựng mối quan hệ với mấy đứa, để mấy đứa tin tưởng và vượt qua năm học khó khăn trong đại dịch này. Và cái hình trên là mình được đề cử Gold star rookie teacher (giáo viên mới ngôi sao vàng) bởi học sinh. Mỗi lúc khó khăn tột độ, những lúc mình nghĩ đến việc từ bỏ, thì những kỉ niệm về thành công như vậy giữ mình ở lại với mấy đứa. Tất cả rồi cũng sẽ qua đi, chỉ có kỉ niệm là ở lại. Mình cũng cảm thấy vui vì đạt được mục đích của mình năm nay rồi. Như bài viết của Chi Nguyễn, hãy cố gắng hết sức có thể, lập ra mục tiêu và phải quyết tâm đạt được nó bằng mọi giá, thì cho dù mình không đạt được mình vẫn có thể hãnh diện vì nỗ lực hết sức.

Năm nay mình cũng thấy hơi tội lỗi vì bỏ bê blog. Một phần vì bận soạn bài, soạn giáo án cho 3 lớp khác nhau. Một phần vì mình đang học lên Master online (hơi bị điên đó, hic). Chương trình này nó linh động thời gian, mình học, thi và kết thúc nhanh hay chậm do bản thân mình. Có người hoàn thành chỉ trong 2 tháng, có người hoàn thành trong 1 kỳ 6 tháng. Còn mình thì vẫn đang procrastination – trì hoãn T_T. Nên đến giờ 8 tháng rồi vẫn chưa xong. Bây giờ mình sẽ quyết tâm lo học và lấy cái bằng trong hè này, quyết tâm, quyết tâm!

Chúc mọi người luôn an toàn và khỏe mạnh. Mong đại dịch này sớm được kiểm soát và cuộc sống có thể trôi đi nhẹ nhàng hơn. Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém nên mọi người đừng quá lo lắng về những việc mình không cần-trô (control) được. Luyện tập biết ơn mọi thứ, dù là nhỏ nhất, cũng giúp chúng ta bớt lo lắng và thanh thản hơn.

Chuyện tình thời Cô Vy (Nhật kí)

Xin chào và xin lỗi các độc giả của blog rất nhiều. Mình xin cảm ơn mọi người vẫn ủng hộ và ghé thăm blog trong hai năm vừa qua (hic, hai năm rồi đó chời, không thể tin được). Hai năm qua mình vẫn sống rất ổn, rất bận rộn theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mình đi tới 99% con đường theo đuổi ước mơ làm giáo viên của mình rồi :D. Rồi, cuộc sống mà, sẽ có những lúc không thể ngờ được, như chuyện Cô Vy ghé thăm tất cả mọi nơi trên thế giới, mọi kế hoạch, cuộc sống không được như trước. Cuộc sống mình cũng có phần đảo lộn, nhưng may mắn mình vẫn còn có công việc, có học trò để lo lắng, có gia đình để chăm sóc, có một đống (vâng, một núi) bài tập để làm và tốt nghiệp (ừ, tốt nghiệp online luôn, hic). Thôi, không dài dòng nữa, để mình kể câu chuyện tình thời Cô Vy cho các bạn nghe :D.

Thứ Năm, 03/12/2020, Đia Nikki (Nikki là nhật kí trong tiếng Nhật, nghe có vẻ dễ thương nên mình dùng để gọi nhật kí luôn)

Buổi sáng 8am: “Trời ơi, cái email báo là có thể sẽ nghỉ học mà lại không biết khi nào. Nghe nói trường học bên khu Seattle hôm qua mới báo buổi sáng là chiều đóng cửa luôn 2 tuần á.”

“Ừ, phải chi họ cho mình biết cụ thể ngày giờ thì còn biết đường tính. Mà tui nghĩ chắc thứ Hai này bên mình đóng cửa quá.” Cô A. nói.

Email từ thầy thư viện: “Thư viện hôm nay sẽ mở cửa nguyên ngày cho tất cả học sinh mượn sách về nhà đọc. Các thầy cô vui lòng theo các giờ của lớp mình để tới mượn sách nha.” Mình cũng cho mấy đứa trong nhóm sau khi học xong cũng đi mượn sách đi, cảm thấy có cái gì đó đang đến.

2pm: các cô trên văn phòng tới từng lớp và phát các tờ giấy thông tin về các ứng dụng học tại nhà. “Nè, lớp bà có chưa? Sỉ số lớp là bao nhiêu để tui đưa?” Cô G hỏi.

“Ủa vậy là thứ Hai này nghỉ thiệt hả bà? Tui nghi rồi mà… nhưng mà hổng biết là bao giờ thì quay lại thôi. Hy vọng là không quá 4 tuần…”

*Ngoắc ngoắc ra ngoài* “Ủa bà chưa đọc email hả? Ông thống đốc trên bang mới điện thoại thông báo là bắt buộc đóng cửa tất cả các trường trong quận King tới ngày 26 tháng tư, 6 tuần lận đó bà.” Cô G gật gù vẻ hiểu biết.

“HẢ? 6 tuần á? Trời đất ơi, tội nghiệp mấy đứa, rồi quay lại chả khác gì nguyên cái hè rồi.”

“Ừ, mà tui nghi là có thể, có thể nghen, sẽ không quay lại được luôn á.” Cô G thông báo rồi chạy đi qua lớp khác…thông báo tiếp.

“Các con nhớ đem giấy này về đưa ba mẹ, trong đây có các link, ứng dụng giúp con học tại nhà nè…” Cô A. đang nói thì…

“Ủa, rồi mình nghỉ học bao lâu dạ cô?” mấy đứa nhao nhao lên.

“…cô cũng không biết nữa, mà hy vọng là 2-3 tuần thôi.” Cô A. nói tiếp.

“Cô A. ơi, hic, tình hình là tới 6 TUẦN lận á. Hồi nãy cô G. mới nói là ông thống đốc bang gọi điện bắt đóng tới 6 tuần, nhưng tình hình có thể kéo dài tới cuối năm.”

“HẢ? 6 tuần á…” Cô A. há hốc, chưa kịp định hình lại thì “Ting, ting” – thông báo có email. Trong email có ghi rõ ngày tháng và thông tin này là chính xác rồi. Mà lúc đó thì mấy đứa đang có bữa tiệc điện tử (technology party) (nghĩ lại thì thật là mỉa mai làm sao).

“Huhuhu, mấy đứa ơi, 6 tuần lận đó mấy con. Rồi mấy con làm gì trong 6 tuần sắp tới đây?”

“Yeahhhhh, 6 tuần, thích quá, con sẽ ngủ nướng. Yeahhhhh, con sẽ được homeschool (học tại gia, mới ước hồi sáng thì được hen con T_T). Yeaahhhhh, con sẽ đi chơi công viên nước (ủa, rồi ai mở cửa cho con đi chơi? Đừng đùa với Cô Vy nghen con.) Huuuhhh, con không muốn đâu, con muốn đi học cơ (Òa, cô cũng không muốn đâu, cô sắp được đứng lớp nguyên ngày, chơi với các con nguyên ngày mà.)”

Vậy đó, 30 phút ngắn ngủi còn lại, một nhóm cô trò ôm nhau khóc lóc và nghĩ tấn thảm kịch này có thể sớm kết thúc và quay lại trường, để có thể tiệc tùng, để có thể chia tay, để có thể bên nhau, đúng là mấy đứa trong đám này toàn là mấy ông bà cụ non :)). Đám còn lại thì khoe nhau hình ảnh trong iPad, iPhone tụi nó đem theo (bữa tiệc điện tử nên mấy đứa được phép dùng), rồi chia sẻ nhau, kết bạn nhau qua game (sao tụi bây thông minh thiệt, nhanh hơn cô bây rồi). Ngày thứ Năm định mệnh đã kết thúc một cách hỗn loạn như thế.

Thứ Sáu, 03/13/2020 – Ngày phỏng vấn

Hôm nay chính thức tụi nhỏ được nghỉ hết rồi, mình thì xách …CV đi lên trường để phỏng vấn cho năm sau. Cuộc phỏng vấn thành công tốt đẹp, như cuộc nói chuyện giữa những người bạn, ôn lại những gì 2 năm qua mình đã làm được. Tip nhỏ là nếu kể các gạch đầu dòng trong CV, hay trả lời câu hỏi bằng những câu chuyện để ví dụ thì sẽ dễ được điểm cao khi phỏng vấn đó các bạn trẻ.

Thật mừng và cảm ơn cô hiệu trưởng cùng cô R. đã đến trường trong ngày nghỉ học để phỏng vấn. Mình đỡ một gánh nặng trong mùa Tết Cô Vy.

Thứ ?… Ba tuần sau đó…. (Three weeks later…)

Khỏi phải kể thì các bạn cũng biết là hai tuần đầu tiên chỉ ngồi đếm số, đọc tin tức, thuyết âm mưu, du lịch qua youtube các nước… Mình phải lo tranh thủ để dùng thời gian này hoàn thành bài luận edTPA cho chứng chỉ giáo viên. Với tình hình khó mà quay lại trường để quay phim lại hay thay đổi bài giảng nên phải sử dụng phim mình quay sẵn trước đó. Hic, coi phim và viết luận mà bực mình, nhiều khi muốn bóp cổ con nhỏ cô giáo nói nhiều (mình á), sao không để học sinh nói thì còn có cái mà viết bài, ahuhu. Rồi quyết định là sẽ nộp bài luận vào deadline sau đó 3 tuần. Bài luận có tới 3 phần, phần 1 mình làm trong 3 ngày, 10 trang, phần 2 chỉ viết có 5 trang mà….kéo của mình tới 2 tuần lễ vò đầu bứt tóc, phần 3 viết 12 trang liên tục trong 1 ngày rưỡi deadline và tối đó bấm nút nộp bài luôn, không thèm đọc lại sửa lại như các tip hướng dẫn chỉ bảo, ahuhu… Một cảm giác thật là Yomost! Tip để các bạn có thể làm bài, nộp bài đúng hạn: Không cần hoàn hảo (perfect), chỉ cần xong (done).

Rồi được thêm một tuần lễ nghỉ xuân và chuẩn bị xây dựng đế chế Google Classroom.

Tuần 1, 04/13/2020 (Lại bắt đầu bằng con số 13, giờ mới để ý)

“Alo, dạ chị, gia đình chị bữa giờ có ổn không? Mấy đứa ở nhà có ngoan không chị?”

“Ừ, cảm ơn em, mấy đứa cũng ngoan mà lười quá, ngủ nướng tới trưa mới dậy hông à.” (Ahihi, em hiểu.)

“Dạ, tuần này mình bắt đầu học trên Google Classroom đó chị, chị có cần em facetime giúp mấy đứa lên đó kiếm bài hông?”

“X. ra đây coi, cô giáo gọi nè, ra đây cô dạy cho nè. Mày lo học đi nghe chưa!”

….ba tiếng sau (…3 hours later) “Ừa, đúng rồi con, cái nút đó đó. Ừa, giỏi quá, con bấm vô đó. Oh yeah, mừng quá, rồi con làm vầy nè, nếu không hiểu hay không biết, hay làm xong rồi gọi lại cô chỉ tiếp cho nha.”

Cứ thế tiếp tục 15 lần nữa (có nhiều đứa không thể liên lạc và cũng có nhiều gia đình không có thiết bị tại nhà, cũng có gia đình không có wifi, và tất cả đều mới với Google Classroom, HAIZZ).

Tuần 2, 04/20/2020

“Nhớ mấy đứa quá cô A. ơi! Hay mình làm Zoom họp lớp với mấy đứa đi?”

“Alo, dạ chị, em có gửi cái video làm sao cài và gọi bằng Zoom đó chị. Dạ, chị thử lên giúp em. (Facetime) Ah, dạ, đúng rồi, chị bấm tiếp cái ô xanh xanh đó. Dạ, đúng rồi, vậy chị bấm vào link này rồi em mở thử xem sao… Ahh, được rồi, em thấy rồi. Chào con, sao khỏe hông con? Nhớ con quá. Vậy hen, thứ ba hẹn gặp con trên Zoom này nè lúc 11 giờ. Nhớ chưa? Mấy giờ ngày nào nhắc lại cô xem? Ừa, giỏi. Nhớ lên nghen con.”

Tuần đầu tiên, ba buổi họp Zoom với mấy đứa thành công ngoài mong đợi, kêu gọi được tới nửa lớp. Ngay cả buổi họp lúc 9 giờ sáng (ứ ừ, sao sớm quá vậy cô, con đang còn ngủ, con chưa dậy đâu), vẫn có 5 đứa tham gia. Cảm ơn các con, chưa bao giờ biết ơn internet và công nghệ như lúc này. Nghĩ lại cái thời 90 mà được vậy thì mình đâu có bị mất liên lạc với mấy đứa bạn khi chuyển trường. Tình cảm cũng bớt phai nhạt khi chờ đợi các lá thư tay dài mòn mỏi (mà có là cũng may lắm rồi!)

Bây giờ công việc, học và gặp mấy đứa tính theo tuần luôn rồi. Và thông tin đóng cửa tới tận cuối năm học cũng chính thức toàn bang… Vậy là không được nói lời chia tay, ăn bữa tiệc cuối năm chia tay hoành tráng. Bây giờ nghĩ lại thì mình thấy may mắn là mình không chờ đợi, vì không biết trước được tương lai thế nào, mình theo chủ nghĩa hiện tại rồi, cái gì làm được, tận hưởng được là mình làm luôn, không suy nghĩ để dành. Nên từ đầu năm đến trước khi trường đóng cửa, mình và cô A. đã cho mấy đứa bao nhiêu là bữa tiệc rồi, cũng cho mấy đứa quà, là phần thưởng khi mấy đứa học ngoan, viết bao nhiêu tấm thiệp với nhóm đọc sách, và bao nhiêu là lời nhắn trong hộp thư mấy đứa dành cho mình cũng như mấy cái giấy nhắn mình gửi trả lời mấy đứa, chụp hình và in hình tặng cả lớp. Gặp lại mấy đứa trong Zoom, thấy lớp Hai của mình đã trưởng thành rồi, mấy đứa biết chấp nhận và kiên nhẫn, để vượt qua cái hoàn cảnh trớ trêu này. Biết cảm thông và thương gia đình, thương hai cô, không để hai cô lòn-lý (cô đơn) chờ đợi trên Zoom.

… Tuần 5, ngày 05/13/2020 (ô, lại là ngày 13)

🎵2pm, there’s a call, change my destiny (thể theo bài Only love của Trademark)

Thiệt ra là lúc 3 giờ chiều, mình nhận được một cuộc gọi thay đổi số phận. Cuộc gọi đến từ HR.

“Lan ơi, năm sau tụi tao sắp một chỗ cho mày rồi, lên cấp hai dạy Văn học và Xã hội học nha.” Chị HR ngọt ngào.

“Ủa, dạ, nhưng mà em muốn chọn cái vị trí lớp 5 ở trường W. được hông chị ơi?”

“Chỗ đó sẽ có người vào rồi… Mà cái chỗ trên cấp hai là chỗ phù hợp nhất cho mày đó. Sao vậy, mày không thích chỗ đó à? Tao muốn mày vui vẻ chấp nhận, vì cô giáo vui vẻ thì học trò cũng vui vẻ theo, mày hiểu ý tao hông? Ừa, tốt, vậy sao mày còn băn khoăn cái gì?”

“Chỉ là… chị biết đó… em ở chung mấy đứa nhỏ cũng hai năm rồi, chưa kịp được đứng lớp nguyên ngày với mấy đứa thì bị đóng cửa… rồi giờ cũng không được lên trường chia tay đàng hoàng với mấy đứa… rồi giờ thêm năm sau không dạy ở đây nữa… em cũng không biết nữa, em hơi cảm thấy hỗn loạn và bất ngờ thôi… em ngán họp Zoom lắm rồi, em chưa kịp đập máy thì máy tính nó tự hư luôn rồi, chị hiểu hôn?”

“Ờ, thì tình hình này cũng đâu ai muốn vậy đâu… tao cũng ngán lắm, cũng muốn quay lại gặp gỡ, tiếp xúc với người lắm. Rồi giờ mày tính sao? Mốt tao quăng cái hợp đồng cho vị trí cấp hai dạy Văn học và Xã hội học mày có vui vẻ mà ký hông?”

“Ahuhu, dạ chị. Được vậy thì tốt quá. Em sẽ ký!”

“Ngoan đó, ai cũng khen mày, chỗ nào mày cũng có thể làm được. Hiếm có đứa nào như mày. Mà mày cũng biết nghe lời nữa, vậy tốt. Thôi, tao cúp máy đây, lát nữa tao gửi email xác nhận với mày. Mày hông biết mày vừa gỡ được gánh nặng cho team HR của tao đâu, bữa giờ lo sốt vó sợ mày không đồng ý.” (Ahuhu, dạ chị.)

Khi sắp chia tay hoặc sắp mất đi điều quen thuộc, cảm giác như đánh mất tình yêu. Mình buồn như con chuồn chuồn suốt nguyên buổi chiều và gọi điện, nhắn tin với bạn bè chia buồn với mình… Ai ai cũng buồn mà cũng mừng vì mình được xác nhận thông tin sớm vậy, biết được địa chỉ “nhà mới” cho năm sau. Có những chuyện, cuộc sống đã có sắp đặt cho mình hết rồi. Cuộc sống như một tấm gương, nếu mình cười với nó, thì nó sẽ cười lại thôi. Ừ, thôi thì tiếp tục cuộc sống vậy, nó giống ước mơ của mình mà (Mình từng muốn được dạy Toán ở trường cấp hai trước khi bắt đầu theo chương trình học). Mà sao vẫn thấy buồn man mác, buồn tả tơi. Giờ làm sao nói lời chia tay với mọi người, với học sinh thân thương đã gắn bó suốt hai năm. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! (Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Thiệt sự “có duyên” với môn Văn học luôn, huhu, ta nói hồi cấp 3 nhờ nó mà bị đạp thẳng xuống học sinh khá suốt 3 năm trời. Qua đây cũng hông khá hơn, điểm tất cả các môn khác đều 4.0 hoặc 3.9, vậy mà cũng cái môn Văn (writing) toàn được 3.2, 3.5, ahuhu… Càng cố gắng, càng bị đạp vì ngữ pháp. Ừa, hổng có lộn đâu, ngữ pháp mới nhục. Trong khi ở Việt Nam, môn ngữ pháp tiếng Anh đã được rèn suốt 7 năm trời, suốt ngày sửa câu, đặt câu, vậy mà giờ qua đây bị trừ điểm do ngữ pháp. Rồi năm sau chắc cô trò cùng học với nhau để dạy nhau qua con trăng này vậy!

Câu chuyện tình buồn đến đây là hết… Mình sẽ phải tiếp tục suy nghĩ cách để mần một vài buổi tiệc Zoom chia tay hoành tráng với mấy đứa. Cũng rất là may mắn và hạnh phúc vì mọi người vẫn chào đón mình khi mình về thăm năm sau… Vậy cũng an ủi cho chuyện tình thời Cô Vy. Xin chào mọi người và chúc các bạn nhiều sức khỏe và luôn bình tĩnh đón nhận mọi việc Cô Vy đem lại nha.

Năm-12-tuần * Thực hiện mục tiêu hiệu quả* – Phần 1

Nguồn: Dựa theo sách The 12 weeks year của Brian P. Moran, Michael Lennington.

Rất xin lỗi các bạn đọc vì mình đã không thể giữ lời hứa mỗi tuần một bài được :(. Mình cố gắng tranh thủ khoảng 30 phút mỗi tuần để viết và chỉnh sửa blog nếu không quá bận. (Thật sự thì mình rất bận với trường lớp và công việc, haiz).

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng hẹn với bản thân là năm mới sẽ đổi mới, sẽ chăm chỉ hơn, hay sẽ tập thể dục, hay ăn uống lành mạnh hơn, và đến năm sau nhìn lại thì đa số là quay cuồng trong công việc, cuộc sống mà quên béng đi các mục tiêu đầu năm tự đặt ra cho mình. Mình cũng không ngoại lệ, mình cũng hay đặt ra các mục tiêu, và cũng rất mau phá vỡ các điều đó. Lý do mình thấy hay lặp đi lặp lại là không có thời gian để thực hiện, không có đủ động lực để kéo dài cả năm, có những việc bất ngờ chen ngang và lịch trình thay đổi mỗi tuần, vân vân và mây mây.

Năm 12-tuần là một phương pháp hiệu quả đối với mình vì tính linh hoạt cao, thời gian ngắn và tập trung, quan trọng là mình đạt được mục tiêu mình đề ra không cần đến một năm, mà chỉ trong 12 tuần. Vì “năm” chỉ còn lại 12 tuần, và “tháng” sẽ chỉ còn lại 7 ngày, nên mỗi giờ trong ngày đều có giá trị. Nếu được, các bạn nên đọc sách để tìm hiểu rõ hơn, mình cố gắng tóm lược nội dung quan trọng của sách theo mình hiểu và áp dụng thôi.

Nếu bạn muốn một cuộc sống khác tốt hơn thì bạn hãy bắt đầu thực hiện những hành động khác thay vì các thói quen cũ.

Chọn mục tiêu:

  • Khi lựa chọn mục tiêu, nên suy nghĩ bản thân mình cảm thấy sao nếu đạt được mục tiêu đó. Tạo ra viễn cảnh để hướng đến càng rõ ràng, càng cảm giác được thì càng tốt. Viễn cảnh nên hướng đến cuộc sống mà bạn muốn có bao gồm tất cả các mặt: tinh thần, mối quan hệ, gia đình, thu nhập, lối sống, sức khỏe, và cộng đồng. Vì khi bản thân gặp khó khăn, hay thất bại trong tuần nào đó thì mình hãy xem lại viễn cảnh nếu mình đạt được để tiếp tục cố gắng. Ví dụ: viễn cảnh khi mình giảm cân thì sẽ auto đẹp :”D.
  • Vì chỉ còn 12 tuần, bạn nên chọn 1 đến 3 mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của bạn là tốt nhất. Sau 12 tuần, mình sẽ xem xét lại và chọn mục tiêu khác. Mục tiêu nên SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant and Time-bound.) Ví dụ: Mục tiêu: Giảm 5kg. 
  • Sách cũng gợi ý là chỉ cần đạt được 85% trên thẻ điểm mỗi tuần là có thể đạt được mục tiêu của mình.
  • Khi chọn các hành động để thực hiện mục tiêu cụ thể, nên chọn một vài hành động chủ đạo mà bạn cần để đạt được mục tiêu đó và thực hiện liên tục. Chú ý các hành động chủ đạo khác với to-do list nhé. Ví dụ: Ăn đồ ăn nhà nấu trong vòng 5 ngày/ tuần, giảm cơm trắng, tăng cường rau, trái cây. + Tập thể dục 15 phút trong 6 ngày/ tuần. 

Thẻ điểm (scorecard) và tự kiểm điểm (reflection)

  • Thẻ điểm thật ra rất đơn giản. Mỗi mục tiêu (goal) là 100%. Lấy theo ví dụ trên, mình sẽ tạo các ô theo tuần. Cuối mỗi ngày hoặc sáng hôm sau đánh dấu lại các hành động mình đã thực hiện. Sau đó tính theo tổng số ô để biết phần trăm đạt được.
  • Tự kiểm điểm (reflection) đánh giá lại trong tuần đó mình đã thực hiện như thế nào, số phần trăm có cao hơn tuần trước không, lý do gì mình chưa thực hiện được và có thể điều chỉnh số lượng, lịch trình cho hợp lý hơn.

Lịch mỗi tuần theo nhóm ô / Blocks

  • Các bạn có thể kết hợp sử dụng Bullet Journal hoặc sử dụng google calendar hay lịch trong điện thoại.
  • Năm 12-tuần gợi ý sử dụng 3 ô chính: Ô chiến lược (Strategic block), Ô (Breakout block), Ô (Buffer block)
  • Ô chiến lược (Strategic block): một khoảng thời gian 3 giờ liên tục không bị ngắt quãng và đưa lên lịch một ô trong tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn không nhận điện thoại, không tin nhắn, không email, không bất cứ thứ gì. Thay vào đó, bạn tập trung vào những việc đã được lên kế hoạch, những hoạt động tạo ra lợi ích, kiếm tiền của bạn. Bạn tập trung vào việc sáng tạo, hoặc tập trung vào số lượng và chất lượng sản phẩm của mình, những công việc tạo ra giá trị cao nhất. Ví dụ với mình là tập trung đọc sách để phát triển kỹ năng, kinh nghiệm mình cần có.
  • Ô linh tinh (Buffer block): những khoảng thời gian bạn dành ra để giải quyết những việc bất ngờ, hoặc việc tạo ra giá trị thấp, ví dụ như trả lời email, dọn dẹp nhà cửa, những giờ phải lái xe trên đường… Đối với vài người, mỗi ngày dành ra 30 phút cho Buffer block là hiệu quả. Có người thì dành ra hai ô 30 phút mỗi ngày để giải quyết những việc lặt vặt.
  • Ô nghỉ ngơi (Breakout block): khoảng thời gian nghỉ ngơi hiệu quả là ít nhất 3 giờ dành cho những việc không liên quan đến công việc. Với mình, mình dành ô này cho các việc như đi chợ, nấu ăn (mình rất ít khi nấu), viết blog, đọc truyện, xem phim, viết Bujo…vân vân và mây mây, bạn có thể dành ra thời gian này để gặp gỡ bạn bè, đi uống trà sữa chẳng hạn.

Phần 2 mình sẽ hướng dẫn cách viết kế hoạch cho “năm-12-tuần” đầu tiên, những tip và thất bại trong sách giới thiệu. Nếu tìm hiểu kỹ hơn thì các bạn nên mua sách. Sách này mình thấy đáng để mua, đọc và đọc lại để hiểu và tạo ra “bản đồ” đi đến ước mơ của mình.

Thông thạo kỹ năng đọc – viết

Hôm nay mình muốn bàn về Thông thạo kỹ năng đọc viết (Balanced literacy). Theo như chỉ tiêu của phòng giáo dục nơi mình, các em học sinh khi tốt nghiệp cấp 1 sẽ thông thạo cả hai thứ tiếng – Việt – Anh, hoặc Tây Ban Nha – Anh. Điều này có nghĩa các em có thể đọc, viết, và nói chuyện như một người bản xứ. Chương trình dạy học song ngữ này từ mẫu giáo đến lớp 5, các em sẽ học nửa ngày với một thứ tiếng, và buổi chiều sẽ học tiếng Anh. Các em sẽ nghe, nói, đọc, viết và thay đổi liên tục như vậy. Mục tiêu thì rất hay, và rất khó cho giáo viên vì phải soạn tận hai bài giảng (vì có vài em sẽ ở chung lớp đó nguyên ngày nên sẽ biết nội dung và sẽ dễ chán).

Tại sao lại là “cân bằng – balanced”.

Vì thầy cô chính là cây cầu giúp đưa các em từ bờ bên này (thầy cô sẽ mô phỏng, và các em sẽ tập làm theo y hệt), rồi trên cầu (thầy cô sẽ dần dần cho các em luyện tập với sự hướng dẫn và giúp đỡ), đến bờ bên kia (các em có thể tự mình đọc và viết cả hai ngôn ngữ).

balanced-literacy.png

Có những em gia đình nói tiếng Việt, nhưng không biết dạy cho các em thế nào, thì dù sao các em cũng có một môi trường để luyện nghe và nói. Có những em thì gia đình không hề nói tiếng Việt, điều này khiến cho các em chậm hơn các bạn. Như đầu năm có em suốt ngày nói “I don’t understand Vietnamese” (Con không hiểu tiếng Việt), nhưng với môi trường trong lớp, thầy cô và các bạn đều nói mỗi ngày, và khuyến khích em tập nói, em đã có thể đếm được từ một đến mười (ah, thật hãnh diện). Có những em ở nhà chỉ nói tiếng Anh và Tây Ban Nha, ba mẹ cũng không phải người Việt, vậy mà vẫn vào lớp tiếng Việt để có 3 ngoại ngữ @_@! Có trường hợp nếu em đó giỏi một ngoại ngữ, thì em sẽ tìm được mối liên hệ và học giỏi cả 3 thứ tiếng, trường hợp còn lại thì xảy ra nhiều hơn, là em yếu cả 3 🤦‍♀️.

Vậy để dạy các em thông thạo kỹ năng đọc – viết có những cách thức nào?

2389809_orig

Đọc (Reading): gồm có Giáo viên kể chuyện (Modeled read aloud), Giáo viên nói ra cách mình suy nghĩ (Modeled think aloud), Giờ tự tập đọc (Independent reading), Hướng dẫn đọc theo nhóm (Guided reading), Đọc cùng nhau (Shared reading).

Viết (Writing): gồm có Giáo viên viết mẫu (Modeled Writing), Hướng dẫn viết theo nhóm (Guided writing), Giờ tự tập viết (Independent writing).

Nghe Nói (Listening and Speaking): Giáo viên làm mẫu, Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các em, Giờ tự tập nghe nói.

Học từ vựng (Word study): Nhận biết âm (Phoneic awareness), Phân tích cấu trúc từ vựng (Word structure analysis), Ngữ pháp (Grammar), Xây dựng từ (vocabulary instruction), Nhận biết các từ thông dụng (Sight word recognition), Đánh vần (spelling), “Dán” âm vào chữ cái (Phonics)

Kiểm tra và đánh giá (Assessment): Quá trình này khá là quan trọng vì không phải mình chỉ đánh giá các em vào các bài kiểm tra hay bài thi, mà thầy cô luôn luôn có những bài kiểm tra nhỏ và nhanh, để xem các em đang ở vị trí nào, cần sự hỗ trợ gì, để đẩy các em lên mức độ tiếp theo, hoặc giúp các em “trám” lại các chỗ kiến thức bị “lủng”.

Với một tư duy mở (growth mindset), bộ não mình sẽ phát triển nếu mình tiếp tục cố gắng và không bỏ cuộc. “Ông trời chỉ đưa ra thử thách cho chúng ta vượt qua” (Phim Jin-Bác sĩ vượt thời gian). Nếu chúng ta cố gắng không ngừng, lúc nào cũng suy nghĩ tìm cách tốt hơn thì đó là cách “tập gym” cho bộ não. Mình cũng đang cố gắng học thêm tiếng Tây Ban Nha trên Duolingo, mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng nhưng liên tục (mình được 45 ngày liên tục rồi, yeah). Cũng ôn lại tiếng Nhật vì đăng ký thi lại N3 tháng 12 này, haha (Bỏ không được nên thôi đeo đuổi tiếp, với lại để không bị bịnh Alzheimer’s).

Các bạn học ngoại ngữ như thế nào? Hay các bạn học tiếng Việt như thế nào? (Nói thật mình không thể nhớ nổi mình đã vượt qua cấp 1 như thế nào, hay đã học đánh vần, học đọc ra sao, haiz, mình chỉ nhớ là lớp 1 mình đã đọc được truyện chữ và đọc hết 5 cuốn truyện đọc nên vô lớp chán, ngồi ngáp vì đọc lại truyện mình đã đọc rồi). Về tiếng Việt thì mình không hề giỏi Văn, thậm chí chỉ vừa đủ 5.0 cả cấp 3 haiz :”>. Vậy mà giờ đây mình lại dám thử viết blog (và có độc giả ^^, cảm ơn các bạn). Nếu bạn nào biết được cách dạy các em tiếng Việt hiệu quả, mình rất muốn biết và tìm hiểu.

Bắt đầu làm cô giáo rồi

Đầu tiên mình muốn gửi lời xin lỗi đến các bạn độc giả. Mình hứa là mỗi tuần sẽ viết một bài nhưng hơn cả tháng rồi mình chưa viết được bài nào, hic. Mình cảm thấy rất là áy náy. Một phần vì quá bận rộn với trường, lớp (vừa làm cô giáo, vừa đi học làm cô giáo nên trường lớp với mình có cả hai nghĩa luôn 😂).

Mình bắt đầu đi dạy ngày 5 tháng 9. Học thì tận 22 tháng 9 mới bắt đầu chuỗi ngày cày cục. Học cũng ít lắm, có 3 buổi tối và nửa ngày thứ bảy trong một tuần. Còn đi dạy thì hết liên tục 5 ngày trong tuần. Tiếp tục đọc “Bắt đầu làm cô giáo rồi”

Ước mơ…

Vài tuần trước, mình có nói chuyện với một, hai người bạn của mình về ước mơ. Đối với mình, ước mơ là một điều gì đó mà trái tim của bạn lúc nào cũng hướng đến, có thể gọi là mục tiêu của cuộc đời bạn, là điều bạn phải làm một lần trong đời. Tiếp tục đọc “Ước mơ…”

[Review-Tản văn] Cỏ hạnh phúc – Hari Won

Mình thật sự không thích thể loại tản văn cho lắm, ngoại trừ cuốn Nếu biết trăm năm là hữu hạn của Phạm Lữ Ân và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Cuốn tự truyện của Hari (nên gọi là tự truyện thì đúng hơn là tản văn) gồm có 3 nội dung chính: tuổi thơ cơ cực, chuyện vượt qua số phận, và chuyện tình của cô ấy. Tiếp tục đọc “[Review-Tản văn] Cỏ hạnh phúc – Hari Won”

[Review – Trinh thám, Tâm lý] Thánh giá rỗng – Hirashino Keigo (2016)

Mình thích đọc truyện trinh thám, và thích tác phẩm nước ngoài hơn tác phẩm trong nước. Không phải trong nước mình không có tác phẩm hay, chắc mình chưa tìm được thôi :). Tác giả Hirashino Keigo là người đã viết Phía sau nghi can . Với Thánh giá rỗng, câu chuyện không chỉ đơn thuần là tìm ra sự thật, và hung thủ phải đền tội, mà là sau đó thì thế nào? Tiếp tục đọc “[Review – Trinh thám, Tâm lý] Thánh giá rỗng – Hirashino Keigo (2016)”

Học làm cô giáo

Hôm qua mình bắt đầu học chương trình Đại học 2 năm để làm giáo viên, trình độ dạy con nít cấp 1 hay mẫu giáo. Thật may vì học vào thời điểm này, thời điểm giao thoa giữa công nghệ và giáo dục, giáo viên đã có cái nhìn mở rộng hơn cho trẻ em. Không phải là bắt buộc bọn trẻ ngồi nghe, chép, học thuộc lòng như xưa nữa, mà giúp các em giữ được trí tò mò, hướng dẫn các em xây dựng nhận thức, các nguồn kiến thức mà các em có thể tiếp cận được. Tiếp tục đọc “Học làm cô giáo”