Năm-12-tuần * Thực hiện mục tiêu hiệu quả* – Phần 1

Nguồn: Dựa theo sách The 12 weeks year của Brian P. Moran, Michael Lennington.

Rất xin lỗi các bạn đọc vì mình đã không thể giữ lời hứa mỗi tuần một bài được :(. Mình cố gắng tranh thủ khoảng 30 phút mỗi tuần để viết và chỉnh sửa blog nếu không quá bận. (Thật sự thì mình rất bận với trường lớp và công việc, haiz).

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng hẹn với bản thân là năm mới sẽ đổi mới, sẽ chăm chỉ hơn, hay sẽ tập thể dục, hay ăn uống lành mạnh hơn, và đến năm sau nhìn lại thì đa số là quay cuồng trong công việc, cuộc sống mà quên béng đi các mục tiêu đầu năm tự đặt ra cho mình. Mình cũng không ngoại lệ, mình cũng hay đặt ra các mục tiêu, và cũng rất mau phá vỡ các điều đó. Lý do mình thấy hay lặp đi lặp lại là không có thời gian để thực hiện, không có đủ động lực để kéo dài cả năm, có những việc bất ngờ chen ngang và lịch trình thay đổi mỗi tuần, vân vân và mây mây.

Năm 12-tuần là một phương pháp hiệu quả đối với mình vì tính linh hoạt cao, thời gian ngắn và tập trung, quan trọng là mình đạt được mục tiêu mình đề ra không cần đến một năm, mà chỉ trong 12 tuần. Vì “năm” chỉ còn lại 12 tuần, và “tháng” sẽ chỉ còn lại 7 ngày, nên mỗi giờ trong ngày đều có giá trị. Nếu được, các bạn nên đọc sách để tìm hiểu rõ hơn, mình cố gắng tóm lược nội dung quan trọng của sách theo mình hiểu và áp dụng thôi.

Nếu bạn muốn một cuộc sống khác tốt hơn thì bạn hãy bắt đầu thực hiện những hành động khác thay vì các thói quen cũ.

Chọn mục tiêu:

  • Khi lựa chọn mục tiêu, nên suy nghĩ bản thân mình cảm thấy sao nếu đạt được mục tiêu đó. Tạo ra viễn cảnh để hướng đến càng rõ ràng, càng cảm giác được thì càng tốt. Viễn cảnh nên hướng đến cuộc sống mà bạn muốn có bao gồm tất cả các mặt: tinh thần, mối quan hệ, gia đình, thu nhập, lối sống, sức khỏe, và cộng đồng. Vì khi bản thân gặp khó khăn, hay thất bại trong tuần nào đó thì mình hãy xem lại viễn cảnh nếu mình đạt được để tiếp tục cố gắng. Ví dụ: viễn cảnh khi mình giảm cân thì sẽ auto đẹp :”D.
  • Vì chỉ còn 12 tuần, bạn nên chọn 1 đến 3 mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của bạn là tốt nhất. Sau 12 tuần, mình sẽ xem xét lại và chọn mục tiêu khác. Mục tiêu nên SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant and Time-bound.) Ví dụ: Mục tiêu: Giảm 5kg. 
  • Sách cũng gợi ý là chỉ cần đạt được 85% trên thẻ điểm mỗi tuần là có thể đạt được mục tiêu của mình.
  • Khi chọn các hành động để thực hiện mục tiêu cụ thể, nên chọn một vài hành động chủ đạo mà bạn cần để đạt được mục tiêu đó và thực hiện liên tục. Chú ý các hành động chủ đạo khác với to-do list nhé. Ví dụ: Ăn đồ ăn nhà nấu trong vòng 5 ngày/ tuần, giảm cơm trắng, tăng cường rau, trái cây. + Tập thể dục 15 phút trong 6 ngày/ tuần. 

Thẻ điểm (scorecard) và tự kiểm điểm (reflection)

  • Thẻ điểm thật ra rất đơn giản. Mỗi mục tiêu (goal) là 100%. Lấy theo ví dụ trên, mình sẽ tạo các ô theo tuần. Cuối mỗi ngày hoặc sáng hôm sau đánh dấu lại các hành động mình đã thực hiện. Sau đó tính theo tổng số ô để biết phần trăm đạt được.
  • Tự kiểm điểm (reflection) đánh giá lại trong tuần đó mình đã thực hiện như thế nào, số phần trăm có cao hơn tuần trước không, lý do gì mình chưa thực hiện được và có thể điều chỉnh số lượng, lịch trình cho hợp lý hơn.

Lịch mỗi tuần theo nhóm ô / Blocks

  • Các bạn có thể kết hợp sử dụng Bullet Journal hoặc sử dụng google calendar hay lịch trong điện thoại.
  • Năm 12-tuần gợi ý sử dụng 3 ô chính: Ô chiến lược (Strategic block), Ô (Breakout block), Ô (Buffer block)
  • Ô chiến lược (Strategic block): một khoảng thời gian 3 giờ liên tục không bị ngắt quãng và đưa lên lịch một ô trong tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn không nhận điện thoại, không tin nhắn, không email, không bất cứ thứ gì. Thay vào đó, bạn tập trung vào những việc đã được lên kế hoạch, những hoạt động tạo ra lợi ích, kiếm tiền của bạn. Bạn tập trung vào việc sáng tạo, hoặc tập trung vào số lượng và chất lượng sản phẩm của mình, những công việc tạo ra giá trị cao nhất. Ví dụ với mình là tập trung đọc sách để phát triển kỹ năng, kinh nghiệm mình cần có.
  • Ô linh tinh (Buffer block): những khoảng thời gian bạn dành ra để giải quyết những việc bất ngờ, hoặc việc tạo ra giá trị thấp, ví dụ như trả lời email, dọn dẹp nhà cửa, những giờ phải lái xe trên đường… Đối với vài người, mỗi ngày dành ra 30 phút cho Buffer block là hiệu quả. Có người thì dành ra hai ô 30 phút mỗi ngày để giải quyết những việc lặt vặt.
  • Ô nghỉ ngơi (Breakout block): khoảng thời gian nghỉ ngơi hiệu quả là ít nhất 3 giờ dành cho những việc không liên quan đến công việc. Với mình, mình dành ô này cho các việc như đi chợ, nấu ăn (mình rất ít khi nấu), viết blog, đọc truyện, xem phim, viết Bujo…vân vân và mây mây, bạn có thể dành ra thời gian này để gặp gỡ bạn bè, đi uống trà sữa chẳng hạn.

Phần 2 mình sẽ hướng dẫn cách viết kế hoạch cho “năm-12-tuần” đầu tiên, những tip và thất bại trong sách giới thiệu. Nếu tìm hiểu kỹ hơn thì các bạn nên mua sách. Sách này mình thấy đáng để mua, đọc và đọc lại để hiểu và tạo ra “bản đồ” đi đến ước mơ của mình.

Chọn cách “take notes” (ghi chú) hiệu quả

Nguồn: https://chloeburroughs.com/choose-best-note-taking-method/

Bài viết này giải thích và đánh giá 4 phương pháp ghi chú hiệu quả nhất:
– Bản đồ tư duy (Mindmaps)
– Phương pháp Cornell (Cornell method)
– Phương pháp dàn ý (Outline method)
– Phương pháp phân tích cấu trúc (The Structured Analysis method)

Tiếp tục đọc “Chọn cách “take notes” (ghi chú) hiệu quả”

“BRAIN DUMP” – Đổ “rác” cho bộ não hoạt động tốt hơn

Nguồn: https://kalynbrooke.com/life-and-style/time-management/brain-dump-101/

Bạn có bao giờ bị rối loạn giữa việc cần làm và việc bạn nghĩ mình nên làm chưa? Có khi nào buổi tối bạn trằn trọc không ngủ được vì đầu óc mình lúc nào cũng suy nghĩ đủ thứ với quá nhiều thông tin mà bạn không có thời gian để thực hiện?

Bản thân mình cũng có nhiều lúc như vậy, và bạn không phải ngoại lệ. Những việc suy nghĩ này khiến đầu óc và cơ thể chúng ta không thể nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc. Cũng giống như việc bạn mở 26 tab trên máy tính, bạn không thể tập trung và giải quyết được bất cứ điều gì nếu bạn nhảy hết tab này đến tab kia. Bộ não chúng ta cũng như vậy, bạn không thể tập trung giải quyết công việc quan trọng trước mắt nếu cứ lo lắng hết chuyện gia đình, chuyện công việc khác, chuyện học hành, thi cử, xác thì ở đây mà tâm trí ở tận đâu đâu. Đây là cách đơn giản mà mình vừa học được, bạn có thể sử dụng với Bullet Journal hoặc với bất kì tờ giấy bình thường nào.

Tiếp tục đọc ““BRAIN DUMP” – Đổ “rác” cho bộ não hoạt động tốt hơn”

Những trang Journal tâm đắc của mình (và tip sử dụng BuJo)

Những trang yêu thích của mình

1. Trang Index (Mục lục):

Index là một trang mà mình hay xem lại nhất để biết được nội dung của toàn bộ BuJo. Những ngày đầu thì mình ghi theo dòng và số trang, sau đó mình update lên version 2 là thêm một cột dọc dành riêng cho Journal, Weekly log, Tracking (vì mình lặp lại khá thường xuyên, nếu để dòng như cũ sẽ tốn nhiều dòng và khó tìm ra nếu chỉ lướt nhìn). Tiếp tục đọc “Những trang Journal tâm đắc của mình (và tip sử dụng BuJo)”

Những trang đầu tiên – hay Những thành phần cơ bản của Bullet Journal

Tiếp tục bài viết trước về làm thế nào để bắt đầu một cuốn Bullet Journal. (Mình nghĩ là nếu gộp chung vô sẽ hơi dài, nên phải tách ra)

Nguồn: http://bulletjournal.com/get-started/

Một cách tốt nhất để sử dụng Bullet Journal là tạo nó theo một “dàn bài”. “Dàn bài” này bao gồm các thành phần “dàn ý”. Các thành phần là những phương pháp, công cụ được thiết kế để giúp thu thập và sắp xếp các bài theo loại. Sức mạnh của Bullet Journal là bạn có thể kết hợp các loại thành phần này theo nhu cầu cá nhân. Hãy điểm sơ qua các thành phần cốt lõi nhé: Mục lục (The Index), Sự kiện tương lai (Future Log), Sự kiện trong tháng (Monthly Log), Sự kiện trong ngày (Daily Log). Các bạn có thể theo các ý kiến này nhưng đối với mình thì Mục lục là quan trọng nhất, còn những cái còn lại bạn có thể tự tùy chỉnh, mình sử dụng Weekly Log vì sắp xếp mọi thứ theo tuần dễ theo dõi và có thời gian hơn thay vì theo Tháng hoặc Hàng ngày.

Tiếp tục đọc “Những trang đầu tiên – hay Những thành phần cơ bản của Bullet Journal”

Bắt đầu một cuốn Bullet Journal như thế nào?

(Nguồn: http://bulletjournal.com/get-started/)

Tiếp tục bài viết trước, mình sẽ giúp các bạn bắt đầu.

Như đã nói, để bắt đầu bạn chỉ cần một cây bút và một cuốn sổ. Sổ gì cũng được, hay đơn giản một cuốn tập 100 trang cũng được.

Tiếp tục đọc “Bắt đầu một cuốn Bullet Journal như thế nào?”

Bullet Journal là gì? Và tại sao mình sử dụng nó để sống vui vẻ hơn?

Mình bắt đầu sử dụng Bullet Journal (gọi tắt là BuJo) từ khoảng tháng 10 năm ngoái, khoảng thời gian mình nhận thấy mình có dấu hiệu trở lại của trầm cảm (depression). Mình cần phải làm một điều gì đó mới để bắt bản thân ra khỏi những suy nghĩ lẩn quẩn trong đầu về mọi thứ. Thì tình cờ một vblogger mình theo dõi (lavendaire) với các bài về du lịch gọn nhẹ (travel light), sống tối giản (minimalism), bạn đó cũng có làm vlog về Bullet Journal. Và khi mình search trên google thì rất là hoành tráng, rất nhiều người đã sử dụng BuJo từ năm 2015, nên về mặt ý tưởng nếu như bạn bị bí thì có vô số ^^.

Tiếp tục đọc “Bullet Journal là gì? Và tại sao mình sử dụng nó để sống vui vẻ hơn?”